Ngày càng có nhiều đội tham gia vào một vụ chuyển nhượng NBA.

85 lượt xem

Mùa hè vừa qua, Damian Lillard đã tỏ rõ quyết tâm rời khởi Portland Trail Blazers và điểm đến mong muốn của cầu thủ này chính là thành phố biển Miami. Tuy nhiên, rõ ràng, Portland không thể dễ dàng để mất ngôi sao của mình như thế, họ cần một cái giá tương xứng. Thông điệp được gửi đi từ Portland rất rõ ràng: Họ không muốn có Tyler Herro và nếu phía Miami Heat muốn đẩy tay ném này đi, họ phải tìm bên thứ ba tham gia vào thương vụ.

Sau cùng, tất cả chúng ta đều đã biết Damian Lillard không đến với bờ biển phía đông mà thay vào đó là Milwuakee Bucks, nơi anh sẽ cùng “Á Thần” Giannis Antetokounmpo tạo nên một bộ đôi đáng sợ bậc nhất NBA.

Tyler Herro vẫn tiếp tục ở lại với Miami Heat và đang có một mùa giải hay nhất sự nghiệp tính đến lúc này: 26,2 điểm mỗi trận cùng tỉ lệ ném ba lên đến 43,2%. Damian Lillard đã đến với Bucks bằng một phi vụ giữa ba bên bao gồm: Trail Blazers, Bucks và Suns. Trail Blazers nhìn thấy cơ hội để đem về pick 1 của NBA Draft 2018 là Deandre Ayton. Ở chiều ngược lại, Phoenix Suns cũng đã nhắm tới Jusuf Nurkic và Grayson Allen. Từ đây, một thương vụ triệu đô giữa ba bên đã được diễn ra: Damian Lillard đến Bucks, Deandre Ayton cập bến Portland và Phoenix Suns có được sự phục vụ của Nurkic va Grayson Allen.

Một vụ chuyển nhượng ba bên khác vừa nổ ra khi James Harden rời khỏi Philadelphia. Tuy nhiên, câu chuyện của James Harden khác Damian Lillard, khi cả ba đội bao gồm: 76ers, Thunder và Clippers đều nhắm tới những mục tiêu tương lai. Cả ba đã có những trao đổi về lượt pick thay vì lấy ngay cầu thủ cho thời điểm hiện tại.

Những năm gần đây, các thương vụ trao đổi giữa nhiều đội đang dần trở thành xu hướng của cả NBA. Theo Yahoo Sports, chỉ trong bốn mùa giải từ 2019 đến 2023, mỗi năm có trung bình 8 vụ chuyển nhượng giữa ba đội trở lên. Con số này thậm chí gần như gấp đôi so với cả thấp kỷ trước đó: Từ năm 2009 đến 2019, mỗi năm chỉ có trung bình 4,5 vụ chuyển nhượng như vậy.

Về vấn đề này, một giám đốc của NBA cho rằng đội nào cũng muốn có được lợi thế trong các phiên chuyển nhượng: “Ai cũng muốn đạt được thành công trong cuộc chiến này. Đôi khi thực hiện những thương vụ như thế này giúp nhiều đội có thể đạt được điều đó sớm hơn.” 

Nhiều thành viên đến từ ban tổ chức NBA lại cho rằng xu hướng này ra đời là do các đội ngày càng “thạo” và sáng tạo hơn trong công tác chuyển nhượng.

Một giám đốc điều hành đến từ miền Tây cho biết: “Có vẻ như NBA bây giờ có nhiều tư duy chiến lược tốt hơn so với 15 năm trước. Tất cả đều đang tìm ra giải pháp tốt nhất cho đội bóng của họ.”

Ngày nay, mạng lưới thông tin cũng là một yếu tố thúc đẩy các thương vụ này phát triển. Các lãnh đạo đội bóng có nhiều không gian để trò chuyện với nhau, và những tuyển trạch viên cũng thường liên lạc với nhau trước trận đấu. Từ đây, vấn đề mà các đội gặp phải trong công tác chuyển nhượng cũng được giải quyết một cách dễ dàng hơn, nhất khi là có nhiều hơn hai người ngồi vào bàn đàm phán.

Tuy nhiên, những thương vụ như thế này có thể khiến những đội chuyển nhượng theo kiểu truyền thống gặp khó khăn. Họ luôn thắc mắc tại sao họ lại phải cho đối thủ thêm thời gian để thay đổi một thỏa thuận mà cả hai bên đã đồng ý. Họ sợ rằng điều này sẽ kiến công sức họ đầu tư vào thương vụ đổ sông đổ bể sau một thời gian dài thương thảo.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, mọi việc đã khác. Tất cả các đội có từ 24 đến 48 giờ để thay đổi các điều khoản của thương vụ. Trong trường hợp có bên thứ ba tham gia, việc trì hoãn thỏa thuận có thể kéo dài hơn lên đến 72 giờ.

Một ví dụ cho vấn đề thời gian chính là thương vụ giữa Portland và Knicks vào tháng 02/2023. Theo nguồn tin nội bộ, đã có những tranh cãi giữa hai đội khi có thêm sự xuất hiện của 76ers và Charlotte. Sự “đông đủ” này đã khiến thương vụ bị đình trệ và cả bốn đội đều khó chịu.

Có một số quy tắc làm những thương vụ kiểu này trở nên phức tạp: Các đội thứ ba hoặc thứ tư tham gia vào giao dịch sẽ không được hưởng đầy đủ các quyền lợi như một vụ chuyển nhượng truyền thống. Đối với các vụ chuyển nhượng có nhiều đội, mỗi đội phải có hoạt động giao dịch với ít nhất 2 trong số tổng các đội tham gia. Ngoài ra, họ cũng có 3 phương thức để chuyển nhượng: Cầu thủ, lượt pick hoặc 1,1 triệu USD. Các nguồn tin cho biết, quy định đó cũng là lý do vì sao Clippers đã phải gửi cho OKC 1,1 triệu USD nhằm đáp ứng các yêu cầu của giải đấu.

NBA cũng đã đưa ra những hạn chế về các cầu thủ trong chuyển nhượng. Ví dụ, các câu lạc bộ không được phép chuyển nhượng cầu thủ 50 tuổi trở lên – dù nghe có vẻ vô nghĩa và bất khả thi. Nhìn chung, để được trao đổi, các cầu thủ sẽ phải nằm trong danh sách vận động viên của NBA trong 9 năm gần nhất. Đối với các thương vụ trao đổi ba bên, cầu thủ sẽ cần nằm trong danh sách ít nhất 5 năm hoặc được ghi tên trong danh sách All-EuroLeague First hoặc Second.

Mùa giải năm sau sẽ khó khăn hơn cho các đội trong việc đem về những All-star, những quy định mới về tài chính sẽ phần nào ngăn cản các đội về vấn đề lương và thuế. Đó cũng là lý do vì sao Bucks, Clippers và Celtics đã nhanh chóng đưa về các ngôi sao ngay trong năm nay. Làn sóng trao đổi giữa ba hay bốn đội chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai khi đây sẽ là một cách thức giúp các đội cân bằng vấn đề tài chính.

Nguồn: sưu tầm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới hơn